Kinh nghiệmSeries hướng dẫn

Hướng dẫn cài đặt Mail Server trên aaPanel

Trong bài viết này Dexuat sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn các bước thao tác cài đặt Mail Server trên aaPanel.

Mail Server là gì ?

Mail Server hay Email Server là hệ thống máy chủ được cấu hình riêng theo tên miền của doanh nghiệp hoặc cá nhân dùng để gửi và nhận thư điện tử. Bên cạnh tính năng lưu trữ và sắp xếp các Email trên internet, Mail Server là một giao thức chuyên nghiệp để giao tiếp thư tín, quản lý và truyền thông nội bộ, giao dịch thương mại… Không chỉ thao tác với tốc độ nhanh chóng và ổn định, Mail Server còn đảm bảo tính an toàn với khả năng khôi phục dữ liệu cao.

Tại sao nên tạo Mail Server riêng ?

Ngoài việc có thể dùng làm hộp thư gửi và nhận thư điện tử tương tự như mail của Google (Gmail) hay Microsofts (Outlook), việc sử dụng email server riêng mang lại một số lợi ích sau:

  • Email tên miền riêng của riêng công ty, cá nhân thể hiện sự chuyên nghiệp trong hoạt động.
  • Tốc độ, bảo mật cao, kèm theo nhiều tiện ích.
  • Kiểm tra mail mọi nơi: tại văn phòng (thông qua phần mềm duyệt mail) và tại bất kỳ nơi đâu (khi đi công tác), trên tất cả các loại trình duyệt mail (Outlook…)
  • Có thể tùy biến các thông số và chức năng cho từng User (miễn phí, tính năng này là trả phí trên Gmail).
  • Ngăn chặn spam và virus cực kỳ hiệu quả.
  • Không bị chặn, khoá tài khoản email bất ngờ.
  • Tính bảo mật cao nhờ trang bị giao thức SSL riêng.
  • Sử dụng IP riêng nên sẽ chống được việc vô cớ bị vào black list.
  • Hỗ trợ tính năng Fowarder Email để cài đặt Email Offline.

Hướng dẫn cài đặt mail server trên aapanel

Bước 1: Cài đặt PHP

Vì mã nguồn RoundCube yêu cầu PHP 5.6 – 7.3 do đó bạn cần cài đặt một phiên bản PHP để hoạt động. Ở đây mình sẽ cài đặt PHP 7.3 cho mã nguồn RoundCube.

Để cài đặt bạn truy cập vào App Store => Chọn PHP 7.3 => Install để cài đặt.

Cài đặt PHP

Bước 2: Cài đặt RoundCube

RoundCube là một bộ mã nguồn quản lý mail phổ biến nhất hiện nay và được trang bị hầu hết trên các Control Panel, trong đó có cPanel, DirectAdmin và aaPanel là một trong số đó. Để cài đặt RoundCube mình sẽ cài đặt thông qua ứng dụng có sẵn trên AAPANEL là one-click deployment

Để cài đặt RoundCube bạn truy cập vào AppStore => one-click deployment

Cài đặt one-click deployment nếu chưa cài đặt

Tiếp theo bạn chọn RoundCube => One-click để bắt đầu cài đặt.

Cài đặt RoundCube

Sau đó bạn hãy nhập vào thông tin như sau.

  • Domain: Bạn nhập vào mail.tên-miền-của-bạn
  • Remark: Để mặc định
  • Document root: Để mặc định
  • Database: Để mặc định
  • Source code: roundcube
  • PHP Version: Chọn PHP dưới 7.4

Sau đó các bạn click Submit và chờ 1 đến 2 phút để hệ thống cài đặt. Khi cài đặt xong bạn sẽ thấy thông báo như sau.

Bước 3: Cài đặt Mail Server

Bây giờ để email hoạt động và tạo tài khoản bạn cần cài đặt máy chủ mail. Bạn click vào App Store sau đó tìm App có tên là mail server và chọn Install để cài đặt. Thời gian cài đặt sẽ mất 1-2 phút và sau khi cài đặt hoàn tất sẽ hiện thông báo, đồng thời các bạn hãy thực hiện theo các hộp thoại xuất hiện.

Bây giờ bạn hãy click vào để thiết lập tên miền mail. Click vào Confirm nếu hộp thoại xuất hiện

Sau khi cài đặt thành công, bạn nhấn vào Mail Server trong App Store, tiếp theo bạn chọn Add Domain để thêm vào tên miền sử dụng mail.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp sẽ báo lỗi như sau:

Bạn tiến hành nhấn Confirm xem các yêu cầu báo đỏ, như trong hình sau hệ thống yêu cầu cài đặt thêm Redis, bạn chỉ cần trở lại màn hình App Store tìm Redis và cài đặt.

Màn hình báo lỗi khi Add Domain
Cài đặt Redis

Sau khi đã cài đặt Redis, bạn tiến hành mở Redis lên và mở tab Performance tuning và điền mật khẩu sau đó lưu lại.

Cấu hình Redis

Sau khi đã cài đặt và cấu Redis thành công bạn quay lại Mail Server trong App Store thực hiện lại việc Add Domain, bạn hãy nhập vào thônng tin tương ứng bao gồm:

  • Domain Name: Nhập vào tên miền
  • A record: Nhập vào mail.tên-miền-của-bạn (bạn phải trỏ bảng ghi mail về IP Server trước)
Cấu hình Add Domain

Khi tên miền đã được thêm vào thành công. Bạn hãy chọn Not Set để hiển thị các bản ghi quan trọng cho việc cấu hình Mail tiếp theo.

  • MX: (mail exchanger) record là một bản ghi trong DNS zone xác định mail server nào chịu trách nhiệm nhận email
  • SPF(SPF Record – Sender Policy Framework) là một cách thức để xác nhận một email server có được phép gửi email dưới tên một domain nào đó không
  • DKIM: (Domain Keys Identified Mail) là một phương thức giúp xác nhận các email thông qua chữ ký số của miền gửi thư, việc này giúp tránh email giả mạo
  • DMARC: là một tiêu chuẩn để chặn spammer khỏi việc sử dụng domain của người sở hữu mà không được sự cho phép của họ mà ta hay gọi nó là spoofing

Bước 4: Cấu hình bản ghi Mail cho tên miền

Sau khi đã lấy được các bản ghi DNS. Bạn tiếp hành cấu hình lên máy chủ DNS bạn tương ứng với các bản ghi sau.

Thông tin cấu hình bảng ghi
Cấu hình bảng ghi tên miền

Sau khi cập nhật đầy đủ các bản thi mail và Verify thành công bạn sẽ thấy các dấu ✅ như hình sau

Verify thành công

Bước 5: Tạo tài khoản và sử dụng.

Đây là bước cuối cùng để thực hiện tạo tài khoản và sử dụng mail. Bạn click vào User để tạo tài khoản mới.

Màn hình Add User

Tại Add User bạn nhập vào tương ứng như sau

  • User type: General user
  • Name: Tên hiển thị
  • Email Address: tài khoản mail
  • Email Passwd: Mật khẩu mail (Định dạng mật khẩu là: CHỮ HOA, chữ thường, số, và ký tự đặc biệt)
  • MailBox space: Dung lượng tài khoản mail
Danh sách User sau khi add thành công

Khi đã tạo xong mình sẽ truy cập vào web mail qua đường dẫn mail.tên-miền-của-bạn

Nhập tài khoản, mật khẩu và đăng nhập.

Như vậy Dexuat đã hoàn tất bài Hướng dẫn cài đặt Mail Server trên aaPanel. Chúc các bạn thực hiện thành công.

Khả Hân

"Hãy bước đi, vì phía trước là mặt trời". Các bạn thấy bài viết mình chia sẻ hãy chia sẻ giúp mình nhớ <3. Củm ơn các tình iu đã đọc bài của mình<3.

Bài viết liên quan

Back to top button